x
THÀNH VIÊN
Facebook login
x
ĐĂNG KÝ
Facebook login
Hủy
x
Quên mật khẩu
Hủy

Triển Vọng Phát Triển Cây Mắc Ca Tại Tây Nguyên

Mắc ca là cây trồng hội tụ đầy đủ các yếu tố để mở ra tương lai phát triển, đặc biệt trong bối cảnh toàn ngành nông nghiệp đang thực hiện đề án tái cơ cấu, nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững.

Để cây mắc ca trở thành một cây trồng chủ lực của Tây Nguyên, phải có sự đột phá trong cơ chế chính sách về đất đai, tín dụng và đầu tư khoa học.

TỔNG QUAN VỀ MẮC CA

a. Đặc điểm hình thái và sinh vật học của cây mắc ca

Cây Maccadamia (có tên gọi là mắc ca khi đưa vào Việt Nam), là một cây có giá trị kinh tế cao, thuộc chi Maccadamia họ Chẹo thui (Proteaceae). Đây là loài cây thân gỗ thường xanh, cao đến 15m - 18m, lá mọc vòng mỗi cụm 3 lá, xanh thẫm và bóng, thuôn hình mác ngược, dài 10cm - 30cm, mép lá liền hoặc có răng cưa, rễ chùm, hoa có màu trắng sữa hoặc đỏ tùy từng giống khác nhau, quả thuộc nhóm quả hạch, tròn có vỏ cứng, tỷ lệ nhân 30% - 50%.

Mắc ca là loài cây thân gỗ nên việc phát triển cành là một đặc điểm chung của các loài cây gỗ. Trong một năm, cành mắc ca có 3 hoặc 4 lần ra lộc, bình quân mỗi lần ra lộc kể từ khi ra chồi đến khi thành thục cần 40 ngày. Cành của mắc ca dài trung bình từ 30cm - 50cm, có 7 - 10 mắt. Với cây mắc ca đã cho quả, phần lớn cành có quả là những cành thành thục có tuổi 1,5 - 3 năm và phát triển từ khuôn trong của tán. Như vậy, khác với nhiều loài cây ăn quả khác như nhãn, vải, xoài…cây mắc ca ra quả bên trong tán cây chứ không mọc ở đầu cành.

Hoa của mắc ca có dạng hoa tự đuôi sóc phát dục qua 3 thời kỳ: thời kỳ hình thành mầm hoa, thời kỳ vươn dài của hoa và thời kỳ nở hoa. Sau khi phân hóa mầm hoa đến khi mầm hoa lớn tới mức mắt thường nhìn thấy được, tùy từng vùng khác nhau thời kỳ này biến động từ 50

- 96 ngày. Thời điểm nở hoa sau khi phân hóa mầm hoa thường là 136 - 153 ngày. Số lượng hoa trên một cây đã thành thục (7 tuổi) khoảng 3 triệu hoa nhưng tỷ lệ đậu quả của mắc ca rất thấp chỉ đạt khoảng 0,3% - 0,4%.

b. Yêu cầu của cây mắc ca đối với môi trường sinh thái

Vùng sinh thái phù hợp để trồng mắc ca rất hạn hẹp. Yêu cầu về môi trường sinh thái như: nhiệt độ không khí, lượng mưa, gió, thổ nhưỡng rất khắt khe.

Nhiệt độ và độ ẩm không khí: Đây là 2 yếu tố đầu tiên quyết định đến việc cây mắc ca có thể ra hoa, kết quả được hay không tại một vùng cụ thể nào đó và cũng chính là nguyên nhân chủ yếu hạn chế việc mở rộng khu vực trồng trên thế giới. Mắc ca là loài cây ăn quả á nhiệt đới, việc phân hóa mầm hoa đòi hỏi sự kích thích của nhiệt độ thấp. Trong thời kỳ này cần điều kiện nhiệt độ tối ưu là dưới 170C kéo dài 4 - 5 tuần, nếu nhiệt độ cao hơn 170C thì ra hoa ít, trên 200C ra hoa rất ít và trên 250C không ra hoa. Ngoài thời kỳ ra hoa, đậu quả ra, còn lại chế độ nhiệt lý tưởng để mắc ca sinh trưởng là nhiệt độ bình quân năm 220C - 230C, nhiệt độ bình quân mùa hè khoảng 250C, cao nhất không quá 380C. Mắc ca có sức chịu rét tốt, có thể chịu được nhiệt độ thấp tới -50C trong thời gian ngắn và có thể chịu được sương giá khoảng 20 ngày.

Mắc ca rất nhạy cảm với độ ẩm không khí vào thời kỳ ra hoa, đậu quả. Nếu ra hoa gặp độ ẩm không khí cao, hoa sẽ rụng rất nhiều. Vì vậy ở những vùng có mưa phùn kéo dài nhiều ngày từ tháng 2 đến tháng 4 sẽ không mong có được năng suất quả cao, thậm chí hoa bị rụng hoàn toàn vào những năm ẩm ướt nhiều trong vụ xuân.

Lượngmưavàgió:cây mắc ca cần lượng mưa hàng năm trên 1200mm, tốt nhất là phân bố đều trong năm. Tuy nhiên, cây mắc ca cũng có thể chịu hạn ở mức độ nhất định ngoài thời kỳ ra hoa, đậu quả. Cây mắc ca có hệ rễ cọc kém phát triển, rễ chùm lớn, phạm vi phân bố rễ chỉ cách mặt đất khoảng 70cm trở lại. Có tới 70% bộ rễ phân bố tập trung ở tầng đất từ 0 – 30 cm, nên cây mắc ca chống chịu gió lớn và bão rất kém, thường gẫy đổ hoặc rụng hoa quả nhiều. Vì vậy không nên trồng mắc ca ở vùng ven biển. Trong thời kỳ quả phát dục ban đầu, nếu có gió khô, nóng xuất hiện càng làm rụng quả nhiều.

Điềukiệnđấtđaivàdinhdưỡng: mắc ca không kén đất, cây có thể sống được trên nhiều loại đất khác nhau. Tuy nhiên là loài cây ăn quả nên để có năng suất và chất lượng quả cao, tốt nhất là đất có tầng canh tác dày, thoát nước tốt, giàu chất hữu cơ. Tầng đất màu phải đạt 0,5m – 1m, tơi xốp, không đọng nước, độ pH từ 5 – 5,5. Trên đất nhiễm mặn, đất phèn, úng nước mắc ca khó phát triển.

c. Giá trị dinh dưỡng và sinh thái của cây mắc ca

Mắc ca được đánh giá là sản phẩm có thể sử dụng đa dạng, rộng rãi trong ngành công nghệ thực phẩm như: làm dầu ăn, dầu salat, dầu dưỡng da, dầu dược liệu, mỹ phẩm, ăn tươi hoặc ở dạng hạt sấy; rang với muối hoặc đường, mật ong hoặc các loại gia vị khác; làm nhân sôcôla, bánh, kẹo, kem ăn, nước uống...; Hàm lượng protein trong nhân có tới 9,2% gồm 20 loại axit amin, trong đó có 8 loại cho cơ thể con người không tự tổng hợp được. Ngoài ra trong nhân mắc ca còn chứa nhiều loại Vitamin và các chất vi lượng khác rất cần thiết cho cơ thể người. Vì vậy hạt mắc ca rất bổ dưỡng, cung cấp đầy đủ các chất thiết yếu hàng ngày trong khẩu phần dinh dưỡng cho con người, sử dụng làm thực phẩm chức năng cho bệnh tim mạch; Ngoài ra, phụ phẩm của quả mắc ca có nhiều công dụng, trong vỏ quả chứa 14% tanin dùng để thuộc da, 8% - 10% protit có thể nghiền trộn làm nguyên liệu chế biến thức ăn chăn nuôi, vỏ hạt có thể dùng làm than hoạt tính, làm chất đốt, làm phân bón và nghiền vụn dùng làm giá thể để ươm cây giống... Gỗ mắc ca có vân thớ đẹp, khi thanh lí vườn sử dụng rất tốt trong ngành chế biến gỗ.

Cây mắc ca là loài cây thân gỗ, có tuổi thọ trên 100 tuổi, tuổi thọ kinh tế cũng đạt 40 – 60 năm, có chiều cao đạt tới 20m, tán lá rộng 15m, lá rậm thường xanh không rụng theo mùa nên cũng được coi là cây lâm nghiệp có tác dụng chống xói mòn, bảo vệ đất, góp phần vào việc giảm thiểu phát thải CO2 chống biến đổi khí hậu.

d. Nhu cầu và triển vọng thị trường của mắc ca

Dư địa thị trường mắc ca thế giới còn vô cùng lớn, bởi lịch sử thị trường mắc ca mới chỉ hình thành khoảng 20 năm gần đây. Nếu Việt Nam gia nhập thị trường mắc ca thế giới, sẽ không vấp phải sự cạnh tranh lớn do hiện chưa có nhiều quốc gia thật sự là“cường quốc”sừng sỏ trong ngành mắc ca.

Nhu cầu mắc ca thế giới hiện gấp 4 lần tổng sản lượng. Dự báo thị trường toàn thế giới đến năm 2020 cần khoảng 220 nghìn tấn nhân (tương đương 650 nghìn tấn hạt). So với nhu cầu thì nguồn cung cấp đến năm 2020 dự tính mới chỉ đáp ứng khoảng 25% - 30% lượng cầu. Hiện ngoài các thị trường đã sử dụng nhiều mắc ca gồm các quốc gia là Mỹ (52%), Úc (13%), Châu Âu (20%), Châu Á (15%), thì các thị trường tiềm năng còn tới 22 quốc gia và vùng lãnh thổ khác, nhất là Trung Quốc, Trung Đông...

Diện tích đất và vùng khí hậu phù hợp với mắc ca rất hiếm, do đó đây là lĩnh vực không thể bão hòa. Nếu tăng diện tích, tăng năng suất, mắc ca sẽ là mũi nhọn đột phá và giúp Việt Nam quy hoạch lại bản đồ chiến lược nông nghiệp. Với 100 nghìn ha mắc ca, có thể giúp 200 nghìn hộ nông dân trở thành giàu có, 100 nghìn ha cũng có thể tạo ra hàng vạn lao động cho ngành chế biến và thương mại.

TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN MẮC CA TẠI TÂY NGUYÊN

Tây Nguyên bao gồm 5 đơn vị hành chính tỉnh: Gia Lai, Kon Tum, Đắk Lắk, Đắk Nông và Lâm Đồng với tổng diện tích tự nhiên 5.464.106 ha, chiếm16,5% diện tích tự nhiên toàn quốc, dân số đến 1/4/2012 là 5.338.434 người, trong đó ở nông thôn là 3.783.992 người. Đây là vùng có sự nổi bật về sự đa dạng các kiểu địa hình, đặc biệt là quỹ đất đỏ Ba zan (Fk) màu mỡ, độ sâu tầng đất lớn, hàm lượng mùn cao, rất phù hợp với phát triển các loài cây nông, lâm, công nghiệp và cây mắc ca.

Khí hậu Tây Nguyên gồm nhiều tiểu vùng, nhưng phổ biến là khí hậu nhiệt đới gió mùa cao nguyên và được chia làm hai mùa rõ rệt: mùa mưa từ tháng 5 đến hết tháng 10 và mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4, trong đó tháng 3 và tháng 4 là hai tháng nóng và khô nhất. Nhiệt độ vùng này tương đối ổn định giữa các mùa trong năm, trung bình năm từ 210C - 240C, các tháng lạnh tập trung vào các tháng 1 và tháng 12 (180C - 220C), biên độ nhiệt ngày đêm 70C - 100C. Nhiệt độ trung bình tối cao 280C - 300C, nhiệt độ trung bình tối thấp 150C – 200C. Đây là vùng có thời lượng chiếu sáng mặt trời tương đối cao, tổng số giờ nắng trong năm khoảng 2000 – 2300 giờ, sự phân bố của các giờ nắng trong các tháng cũng tương đối đồng đều. Lượng bức xạ mặt trời đạt trung bình khoảng 8000 kilo calo/năm.

Mô hình phát triển kinh tế của 5 tỉnh vùng Tây Nguyên tương đối giống nhau, trong khi chưa có thể chế liên kết vùng và phân công giữa các tỉnh trong phát triển kinh tế; mô hình phát triển theo chiều rộng, chủ yếu dựa vào khai thác tài nguyên, lao động rẻ, xuất khẩu thô, và theo đó, thiếu hiệu quả và kém bền vững. Nhiều sản phẩm chủ lực như cà phê, chè, tiêu,… chưa có liên kết theo chuỗi giá trị, chuỗi sản phẩm (giữa các địa phương, giữa các doanh nghiệp, giữa các thành phần kinh tế, hộ gia đình); hiện nay diện tích cũng như tiềm năng kinh tế của các cây công nghiệp chủ lực như cà phê, cao su của vùng Tây Nguyên đều phát triển đạt ngưỡng, do đó để mở rộng diện tích, tăng giá trị kinh tế là vô cùng khó khăn.

Hiện nay, trong số hơn 450 nghìn ha cà phê của Tây Nguyên, hiện có khoảng 100 nghìn ha bị già cỗi (hơn 20 năm tuổi), năng suất dưới 1,5 tấn/ha, không có khả năng phục hồi hay ghép cải tạo. Dự tính đến năm 2020, hơn 70% diện tích cà phê ở khu vực này sẽ lâm vào tình trạng tương tự, đòi hỏi phải nhổ bỏ để trồng lại. Một số diện tích trồng cà phê kém hiệu quả có thể chuyển sang trồng cây mắc ca.

Từ các nhóm yếu tố về đất đai, độ dốc, lượng mưa, nhiệt độ, ánh sáng, sự chênh lệch nhiệt độ ngày đêm... có thể nói dư địa cho cây mắc ca ở Tây Nguyên còn vô cùng lớn. Riêng diện tích rất thích hợp ở Tây Nguyên đã lên tới gần 340 nghìn ha, xấp xỉ với tổng diện tích cà phê ở vùng này hiện nay. Đặc biệt mắc ca còn dư địa lớn trên đất xấu, cằn cỗi chưa sử dụng (tại Kon Tum còn trên 1.000 ha), đây là lợi thế mà cây cà phê và nhiều cây trồng khác không đáp ứng được. Ngoài ra có thể triển khai trồng phân tán và trồng xen trên diện tích trồng cà phê hiện có.

KIẾN NGHỊ ĐỀ XUT Chính sách đất đai

Trên cơ sở quy hoạch định hướng phát triển cây mắc ca vùng Tây Bắc và Tây Nguyên, đặc biệt là phân vùng thích nghi phát triển cây mắc ca vùng Tây Bắc và Tây Nguyên, các địa phương thực hiện công tác lập dự án đầu tư phát triển cây mắc ca toàn tỉnh hoặc từng vùng gắn với công tác chế biến làm cơ sở đầu tư sản xuất kinh doanh.

Tiếp tục thực hiện triệt để việc sắp xếp, đổi mới công ty nông, lâm nghiệp nhà nước; giao đất, cho thuê đất lâm nghiệp gắn với giao rừng đến các tổ chức, hộ gia đình. Đặc biệt là đất lâm nghiệp do UBND xã quản lý chưa giao cho chủ cụ thể để giao cho các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sản xuất kinh doanh.

Trước mắt ưu tiên thực hiện công tác giao đất tại các vùng thích hợp, rất thích hợp để có cơ sở đầu tư sản xuất mắc ca và có cơ sở pháp lý để vay vốn sản xuất.

Chính sách tín dụng

Vốn đầu tư ban đầu cho mắc ca khá tốn kém, chu kỳ dài. Đầu tư lũy kế cho 1 ha mắc ca trong 6 năm đầu hết khoảng gần 3.500 USD, nhưng bắt đầu từ năm thứ 7 có thể thu lợi được gần 900 USD/ha/năm và tăng dần ở các năm sau.

Điều này cho thấy, chính sách đầu tư vốn vay cho mắc ca phải có sự ưu đãi vay dài hạn. Cần có chính sách hỗ trợ lãi suất vốn vay lồng ghép theo các Chương trình Mục tiêu Quốc gia (MTQG) để phát triển mắc ca, đặc biệt ở vùng dân tộc khó khăn thuộc Chương trình 30A. Chính sách về hỗ trợ công tác khuyến nông, khuyến lâm trong những năm đầu, chính sách hỗ trợ cây giống ban đầu cho các vùng đồng bào dân tộc nghèo, biên giới...

Đặc biệt, chính sách tín dụng đầu tư cho mắc ca phải là dành cho cây đa tác dụng, cây lâm nghiệp tạo môi trường sinh thái như trồng rừng.

Thương mại và xúc tiến thương mại, tiêu thụ sản phẩm

Nghiên cứu thị trường tiêu thụ sản phẩm, đa dạng sản phẩm sau chế biến, sản phẩm phải đáp ứng được yêu cầu về chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế, Châu Âu, Mỹ, Nhật Bản... để sản phẩm dễ dàng tiêu thụ ở thị trường nội địa và thâm nhập thị trường quốc tế.

Đẩy mạnh tiếp thị, quảng cáo, thiết lập mạng lưới thu mua hàng hóa, phân phối và bán sản phẩm ở trong nước và quốc tế. Tăng cường liên doanh với các đối tác đã có kinh nghiệm sản xuất, phân phối, tiêu thụ sản phẩm (đầu tư, bảo hộ, bao tiêu sản phẩm,...) giữa các cơ sở chế biến với người dân trồng cây mắc ca.

Xây dựng chính sách khuyến mại, nhằm khuyến khích xuất khẩu như ưu đãi về vốn, thuế và các điều kiện phục vụ hoạt động kinh doanh. Thành lập quỹ cho hoạt động xúc tiến thương mại nhằm hỗ trợ các đơn vị tham gia sản xuất - xuất khẩu.

Xây dựng mối quan hệ chặt chẽ giữa các khâu trong quá trình sản xuất ngay từ khi cung ứng nguyên liệu, vật tư, giống, kỹ thuật, tổ chức sản xuất cho đến tiêu thụ sản phẩm. Hệ thống dịch vụ cần được sắp xếp, tổ chức, quản lý và phát triển theo hướng gắn kết chặt chẽ với người sản xuất, hình thành đại lý cung ứng vật tư nguyên liệu, thiết bị kỹ thuật, mua và tiêu thụ sản phẩm, đặc biệt là đối với sản phẩm xuất khẩu.

Thực hiện bảo hiểm nông nghiệp đối với công tác phát triển cây mắc ca, phòng tránh rủi ro do thiên tai và biến động của thị trường.

Giải pháp khoa học công nghệ

Ứng dụng các tiến bộ khoa học công nghệ trong việc chọn giống, tạo giống có năng suất cao, phù hợp với điều kiện từng vùng sinh thái. Thực hiện thâm canh trình độ cao, sử dụng tổng hợp cây mắc ca.

Nghiên cứu, chuyển giao các phương thức hỗn giao các dòng giống mắc ca trên một vườn, nghiên cứu mô hình kinh doanh tổng hợp tạo vùng nguyên liệu có chất lượng tốt, năng suất cao, hiệu quả tổng hợp.

Đẩy mạnh công tác nghiên cứu bảo quản giảm thiểu tổn thất sau thu hoạch cho sản phẩm như các phương pháp bảo quản, phơi khô, sấy khô, lưu trữ kho. Lựa chọn các dây chuyền công nghệ tiên tiến trong chế biến, sản xuất sản phẩm mắc ca, đón đầu công nghệ tiến tiến.

Tạo ra sản phẩm chất lượng tốt, giá cạnh tranh, tiết kiệm nguyên liệu và giảm đến mức thấp nhất nguy cơ về ô nhiễm môi trường.

Nghiên cứu, chuyển giao các phương thức sử dụng các sản phẩm phụ như vỏ quả, vỏ hạt, gỗ cây mắc ca và các mô hình sản xuất kết hợp vật nuôi, cây trồng và các vai trò khác của cây

mắc ca như vai trò phòng hộ, cải tạo đất, lượng tồn trữ các bon và cảnh quan môi trường.

Liên kết sản xuất, gắn kết chặt chẽ giữa nhà nông, doanh nghiệp, các tổ chức hiệp hội nghề nghiệp trong nghiên cứu, áp dụng khoa học, sản xuất và thị trường để người nông dân nhận được sự hỗ trợ về các chính sách ưu đãi, thuận tiện trong giao dịch và dịch vụ khoa học tốt nhất.

Sản phẩm mới

Sản phẩm khuyến mãi

Call:0988569955

Triển Vọng Phát Triển Cây Mắc Ca Tại Tây Nguyên